Mai vàng là loại cây không chỉ tượng trưng cho sự may mắn và phú quý trong dịp Tết Nguyên Đán mà còn là niềm tự hào của nhiều người yêu cây cảnh. Để có được những cành mai vàng rực rỡ và đầy sức sống, việc chăm sóc cây mai cần phải được thực hiện cẩn thận và khoa học qua từng giai đoạn trong năm. Dưới đây là những bạn đam mê mai vàng sẽ hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc vườn mai bán tết từng tháng để bạn có thể áp dụng. Cây hoa mai không chỉ là một loài cây phổ biến xuất hiện đặc biệt trong dịp Tết Nguyên Đán, mà còn là biểu tượng sâu sắc của văn hóa và tâm hồn người dân Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về vẻ đẹp và ý nghĩa sâu xa của cây hoa mai, chúng ta hãy cùng khám phá thông tin sau đây.
Giai Đoạn Phục Hồi Và Phát Triển (Tháng 1 - 6 Âm Lịch)Tháng 1 - 2: Sau Tết Nguyên ĐánĐưa mai ra ngoài trời: Sau khi chưng mai Tết, bạn cần nhanh chóng mang chậu mai ra ngoài trời, đặt ở nơi thoáng đãng, có bóng mát hoặc che chắn khỏi ánh nắng trực tiếp. Ngắt hoa, nụ và quả: Loại bỏ toàn bộ hoa, nụ và quả còn thừa trên cây, chỉ để lại những chồi lá non (nếu có) để cây tiếp tục quá trình trao đổi chất. Cắt tỉa: Rằm tháng giêng là thời điểm thích hợp để cắt tỉa những cành khô, yếu, dài và bị sâu bệnh. Cắt tỉa cây theo dáng mong muốn nhưng chỉ khi cây đã đủ khỏe. Thay đất và chậu: Đối với mai trồng chậu, thay đất và chậu mới để cây hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Bón phân lân kết hợp NPK 30-10-10 để mai hồi phục nhanh chóng. Tháng 3 - 4: Giai Đoạn Sinh Trưởng Mạnh MẽBón phân: Sử dụng phân hữu cơ hoại mục, phân hữu cơ sinh học và phân hóa học có hàm lượng đạm cao để thúc đẩy sự phát triển của lá và thân cây. Phân bón lá: Khi bắt đầu có mưa đầu mùa, dùng phân bón hấp thụ qua lá để thúc đẩy chồi non phát triển. Tỉa cành: Cuối tháng 3, đầu tháng 4, tiếp tục tỉa bớt những cành lá quá xum xuê để tạo độ thoáng, giúp cây hạn chế bệnh tật. Tháng 5 - 6: Giai Đoạn Ổn ĐịnhUốn nắn thân cây: Đây là thời điểm thích hợp để định hình và uốn nắn thân cây theo ý muốn. Tiếp tục tỉa bỏ cành yếu, bị sâu bệnh. Phòng bệnh: Mùa mưa bắt đầu, sâu bệnh phát triển mạnh, cần phun thuốc phòng bệnh và kiểm tra khả năng thoát nước của chậu mai thường xuyên. Giai Đoạn Làm Nụ (Tháng 7 - 8 Âm Lịch)Không bấm đọt: Tránh bấm đọt cây mai vàng khủng trong giai đoạn này, tập trung chăm sóc cây để tránh sâu bệnh. Bón phân: Sử dụng phân NPK 20-20-15 + TE, 17-17-17, 16-16-8+TE, Better Tím 16-12-8-11S TE để kích thích cây tạo nụ tự nhiên. Kết hợp sử dụng phân bón vô cơ và hữu cơ để cây phát triển mạnh mẽ. Giai Đoạn Làm Bông Đón Tết (Tháng 9 - 10 Âm Lịch)Bón phân: Sử dụng NPK và Dynamic, pha loãng hỗn hợp và bón 2 tuần một lần. Khi nụ hoa nhỏ, sử dụng NPK có hàm lượng K cao hơn. Hạn chế đạm: Đầu tháng 10, hạn chế sử dụng phân bón giàu đạm. Điều chỉnh lượng lá trên cây để tránh hoa nở sớm hoặc nụ kém phát triển. Giai Đoạn Hình Thành Bông Hoàn Chỉnh (Tháng 11 - 12 Âm Lịch)Bón thúc: Cuối tháng 10, đầu tháng 11, sử dụng phân vô cơ để bón thúc cho cây. Bón thêm phân lân để tăng chất lượng hoa, có thể rải trên mặt đất hoặc pha nước tưới quanh gốc mai. Bón phân Úc: Đầu tháng 12, bón một ít phân Úc để hoa mai tươi sắc và ít bị rụng. Liên Hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin dưới đây: Điện thoại/Zalo: 0905 888 999 – 0799 888 999 – 0888777777 Facebook: Vườn mai Hoàng Long Địa chỉ: Tân Thiềng, Chợ Lách, Bến Tre.
|